'Hết tiền' - câu cửa miệng của người trẻ chưa biết quản lý tài chính

Thảo luận trong 'Đời Sống Trẻ' bắt đầu bởi Cachivang222, 19/4/18.

Lượt xem: 760

  1. Cachivang222

    Cachivang222 Thành viên tích cực Cư dân Ketqua04.net

    Tham gia:
    3/8/14
    Bài viết:
    4,987
    Được thích:
    3,116
    Điểm thành tích:
    712
    Nghề nghiệp:
    Chuyên viên tư vấn
    “Hết tiền” là tình trạng thường gặp của bạn trẻ mỗi cuối tháng. Nhưng không ít người dù mới đầu tháng vẫn thường xuyên than thở như một câu cửa miệng.

    Nguyên nhân có thể đến từ “châm ngôn sống” của nhiều bạn trẻ: có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít, không có thì đi vay. Đặc biệt ở độ tuổi sinh viên hoặc mới ra trường, với thu nhập thấp và trợ cấp ít ỏi của bố mẹ, đôi khi việc đủ ăn đã không dễ dàng. Nhưng trong phần lớn trường hợp, chuyện “hết tiền” đến từ sự thiếu logic trong chi tiêu.

    Dưới đây là một số lý do để bạn lên kế hoạch quản lý tài chính ngay hôm nay, dù đang rủng rỉnh hay gần nhẵn túi.

    Không lãng phí sức lao động
    Có lẽ bạn đã nghe đến nhàm lý do này từ cha mẹ, thầy cô. Thậm chí nhiều bạn trẻ bảo thủ còn nghĩ mình đang bị “nhồi sọ”. Nhưng đã bao giờ bạn thực sự để tâm chuyện này?

    Kiếm tiền không dễ, kiếm được nhiều tiền khi còn trẻ lại càng khó. Sáng chạy bàn, tối gia sư, Thu Hương (sinh viên năm 4 ĐH Sư phạm Hà Nội) mới thấm thía cái gọi là “tiền mồ hôi nước mắt”.

    “Chạy bàn thì thường xuyên rơi vào cảnh người mỏi như đi mượn, nhiều lúc còn phải nghe càu nhàu từ khách. Đi gia sư thì gặp học sinh cứng đầu và chăm chơi. Cuối tháng cầm lương trên tay đúng là rưng rưng”, cô bạn cho biết.

    [​IMG]
    Chi tiêu có kế hoạch là cách trân trọng sức lao động.
    Nhiều người nghĩ vì đã vất vả làm lụng thì thành quả nhận lại, tức lương thưởng, là để hưởng thụ. Nhưng nếu cứ duy trì quan niệm ấy, tiền của bạn sẽ chẳng kịp đội nón đã ra đi.

    “Chưa có nhiều tiền nhưng mình luôn nghĩ số lượng không quan trọng bằng thói quen. Rèn thói quen quản lý tiền bạc từ sớm sẽ giúp mình đạt được nhiều mục tiêu hơn”, Hương chiêm nghiệm.

    Nhà đầu tư người Mỹ John Templeton khuyên bạn trẻ nên tiết kiệm 50% khoản tiền thu về, dù ít hay nhiều. Nếu 50% là quá lớn, bạn có thể xem xét ở mức 10-15%.

    Tự hào vì biết cách tiêu tiền
    Tiêu tiền dường như là chuyện dễ nhất trần đời. Bạn chỉ cần đưa cho người bán tiền mặt hoặc thẻ quẹt để đổi lại món hàng ưng ý. Nhưng tiêu tiền có thực sự là việc tốn ít nơ-ron thần kinh đến thế?

    Là một tín đồ “săn sale”, Ngọc Anh (25 tuổi, Hà Nội) dường như không bỏ lỡ đợt xả hàng, giảm giá nào trên các trang thương mại điện tử. Từng nghĩ mua hàng giá rẻ là cách tiết kiệm hiệu quả, mỗi đợt giảm giá cô đều cố gắng mua nhiều nhất có thể, từ hàng thời trang đến đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm.

    Ban đầu đúng là tiết kiệm được kha khá. Nhưng hàng giá rẻ, lại bán online thường có chất lượng khó kiểm chứng nên không ít lần Ngọc Anh ngậm trái đắng. “Đợt Black Friday năm ngoái, vì ham rẻ nên mình mua khá nhiều đồ không cần thiết. Cuối tháng nhận bảng sao kê từ ngân hàng mà đau tim vì số chi gấp đôi bình thường”, Ngọc Anh nhớ lại.

    [​IMG]
    Mua hàng giảm giá chưa hẳn là cách tiêu tiền hiệu quả.
    “Tiền như bốc hơi”, “Không hiểu tiêu gì mà nhẵn túi” là cảm nhận của nhiều bạn trẻ khi kiểm tra tài khoản hoặc ví. Đây có thể là một dấu hiệu của việc mất kiểm soát chi tiêu. Lúc này, bạn nên lên kế hoạch chi tiêu bắt đầu từ việc chia thu nhập thành khoản chi bắt buộc, tiêu vặt, tiết kiệm hay phức tạp hơn là đầu tư. Nắm rõ định mức chi tiêu, bạn sẽ tự tin xuống tiền mua đồ mà không sợ bội chi.

    Có kế hoạch dài hơi cho tương lai
    Giới trẻ phương Tây thường có một khoản tiết kiệm phòng khi thất nghiệp hoặc lúc ốm đau. Họ thậm chí còn lên kế hoạch về hưu ở một độ tuổi cụ thể, khi đã đủ tiền để sống nốt quãng đời còn lại mà không phải làm việc. Còn giới trẻ Việt, bao nhiêu % bạn bè hoặc những người trẻ quanh bạn từng nghĩ đến điều này?

    [​IMG]
    Học cách quản lý tài chính để chủ động trước tương lai.
    Người trẻ, với sức tiêu dùng mạnh và độ ham thích cái mới cao, rất dễ rơi vào cảnh hết tiền. Dù có thu nhập tốt nhưng nếu chưa biết cách quản lý thu chi, sẽ có những lúc bạn đau đầu vì tiền. Bởi vậy để có tương lai ổn định, tiết kiệm tiền vào những mục đích lớn hơn hoặc phòng lúc cần kíp là việc nên làm.

    Vậy một quỹ dự phòng bao nhiêu là đủ? Nhiều người đồng tình với kết quả phép tính chi phí sinh hoạt tối thiểu cho một tháng x 6 lần.

    Thực chất, kỹ năng quản lý tài chính hoàn toàn có thể học hỏi và rèn luyện một cách bài bản. Bạn trẻ nên tìm hiểu từ khi còn ngồi trên giảng đường. Nếu ngại sự khô khan, nhàm chán, bạn có thể tham gia những hoạt động, cuộc thi hấp dẫn để thu lượm thêm kiến thức về vấn đề này, đơn cử như cuộc thi Bóng đá tài chính do Công ty Visa và T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam sắp giới thiệu ngày 24/4.






    00:00

    00:51



    Ra mắt trước thềm World Cup, cuộc thi được tổ chức trên nền tảng webgame bóng đá kết hợp trắc nghiệm kiến thức tài chính gay cấn và lý thú dành cho sinh viên. Tất cả kết quả dự thi sẽ được chia sẻ rộng rãi trên Facebook và Instagram của chương trình, nhằm nâng cao nhận thức về tài chính và tăng cường kỹ năng tài chính cho cộng đồng.

    Nguồn: https://news.zing.vn/het-tien-cau-c...e-chua-biet-quan-ly-tai-chinh-post835628.html
     
  2. Nguyễn Minh Nhật

    Nguyễn Minh Nhật Lính mới Ketqua04.net

    Tham gia:
    16/5/18
    Bài viết:
    20
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Đồng ý với quan điểm của thớt
     

Cộng đồng Ketqua1.net