Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao

Thảo luận trong 'Mua Bán, Trao Đổi' bắt đầu bởi chichi90, 29/8/16.

Lượt xem: 387

  1. chichi90

    chichi90 Lính mới Ketqua04.net

    Tham gia:
    20/12/15
    Bài viết:
    123
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao : Bên cạnh những phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng bằng những loại thuốc tây đắt tiền, hiện nay, xu hướng của phần đông người bệnh là tìm kiếm những bài thuốc nam, thuốc đông y và dân gian để điều trị. Đáp ứng mong muốn đó, chúng tôi xin giới thiệu một bài thuoc chua benh viem mui di ung rất hiệu quả lại khá an toàn và tiết kiệm chi phí.

    Cây giao hay còn gọi là cây xương cá là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai. Có nơi lại gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, cây giao hay cây san hô xanh. Cây mọc hoang nhiều nơi, ở nông thôn cây giao có thể dùng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía.

    Toàn cây giao có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc.

    Bài thuốc chữa bệnh viêm xoang mũi dị ứng từ cây giao được làm như sau:

    Mọi người chuẩn bị 1 cái ấm nước nhỏ. Lấy 1 một tờ lịch treo tường rồi quấn lại thành một cái ống dài khoảng 50 cm, không được làm ngắn hơn vì sẽ nóng gây phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh. Quấn ống sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn để hít.
    [​IMG]
    Đổ vào ấm 1 chén nước. Sau đó, chọn 10 đến 20 đốt cây giao sau đó cắt nhỏ (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm. Đặt ấm lên bếp gas, vặn lửa lớn cho nước trong ấm sôi lên. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho vừa đủ để hơi bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên. Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng với chỗ thuốc còn lại.

    Hai ngày đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3-5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hẳn.

    Lưu ý khi sử dụng cây giao

    Nên xông ngay khi thuốc vừa bốc hơi để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

    Vì hơi xông ra rất nóng nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra bên ngoài, rồi quay vào xông tiếp. Tránh chạm trực tiếp mũi vào ống xông, do sức nóng truyền từ ấm sang ống có thể làm phỏng da non.

    Có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn ít thì mở bếp để nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên.

    Nên xông kiên trì cho đến khi hết viêm, bệnh nặng có thể xông khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm vài lần rồi ngưng. Về sau, nếu có tái phát những triệu chứng viêm mũi dị ứng thì xông tiếp.

    Bệnh càng nặng thì xông sẽ càng cảm thấy có hiệu quả nhanh. Còn bình thường, với cách này chỉ sau từ 2 đến 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm. Nếu xông quá lâu (5, 7 ngày) mà vẫn không có kết quả gì thì chỉ có thể là không “chịu thuốc” (người bệnh ở một dạng lạ của bệnh, thường ít gặp) hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách, nên ngưng dùng.

    Tham khảo bài viết bệnh viêm mũi dị ứng có lây không ?

    Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn. Tập làm quen dần rồi tăng thời gian lên.

    Không nên dùng bài thuốc này cho phụ nữ đang có thai.

    Thực hiện kiên trì và đúng cách để có kết quả tốt nhất.
     

Cộng đồng Ketqua1.net