Bạn tôi nằm đó, hơi thở mong manh như làn sương nhẹ. Những ngón tay cáu bẩn thò ra ngoài lớp chăn trắng toát. Vân vẫn ngồi đó chăm chồng, gần như cả ngày hôm nay cô ấy chỉ húp nửa bát cháo cầm hơi. Nhìn vào cảnh đó, tôi ân hận lắm. Giá như tôi không cay nghiệt đến thế, giá như tôi tốt tính như Nam thì giờ đây Nam đã không phải nằm viện trong tình trạng nguy kịch đến thế này. Tôi, Nam và Thanh là 3 thằng bạn từ thuở sinh viên. Mỗi thằng đến từ một vùng quê khác nhau, nhưng sống thân thiết lắm. Nhà Thanh nghèo nhất, nhưng nó học rất giỏi. Chúng tôi vì ngưỡng mộ sự vượt khó của nó mà cho Thanh ở cùng phòng trọ mà không phải trả tiền. Thỉnh thoảng từ quê ra, Thanh “trả ơn” chúng tôi bằng những bịch nem chua, món mà lũ sinh viên chúng tôi luôn háo hức. Ra trường, Thanh là người thành đạt nhanh nhất. 3 năm sau, khi chúng tôi còn đang loay hoay tích cóp mua xe máy thì Thanh kiên quyết không mua xe mà mua một mảnh đất ở ngoại ô. Thời đó, giá của một chiếc xe máy Dream tương đương với giá một mảnh đất. 7 năm sau nữa, Thanh đã có nhà lầu xe hơi. Điều mà tôi phải mất đến hơn 20 năm mới có được. Còn Nam có vẻ lận đận nhất, học đến năm thứ 2. Bố mẹNam mất trong một vụ tai nạn giao thông. Nam phải bỏ học để kiếm sống ở Hà Nội và gửi tiền về nuôi em nhỏ. Sau bao nhiêu năm vật lộn kiếm sống, hiện giờ Nam vẫn phải thuê nhà và chạy xe ôm và buôn bán nhỏ để chờ thời cơ gây dựng cơ đồ. Tuy nghèo, nhưng Nam lại hết sức tốt tính. Với Nam, tình bạn rất cao quý và anh có thể đánh đổi tất cả để duy trì tình bạn đó. Cũng chính vì cái tính tốt bụng đó mà Nam đã gặp nạn. Ngược lại với Nam, Thanh hết sức tính toán. Tuy giàu có nhưng bạn bè mà nhờ được Thanh giúp đỡ một việc gì thì quả là có phúc lớn. Thậm chí càng giàu, Thanh càng trở nên keo kiệt một cách quá đáng. Mỗi lần đi ăn uống hàn huyên ôn nghèo kể khổ, đến lúc thanh toán tiền là thấy cậu ta lẩn vào nhà vệ sinh hoặc ra ngoài gọi điện thoại cho một nhân vật nào đó với vẻ mặt rất trầm trọng. Qua nhiều lần như vậy, tôi cảm thấy hết sức khó chịu không muốn gặp nhau nữa. Nhưng khốn khổ ở chỗ Nam lại rất hồn nhiên, cứ cố kéo tôi đi bằng được cho đủ mặt cả 3 thằng. Tôi đành phải tham gia và cố tự an ủi mình rằng, gặp Thanh thế nào mình cũng phải trả tiền, nhưng cũng tận dụng cơ hội để bòn mót kiến thức làm ăn của cậu bạn này. Dù sao thì số tiền kia cũng quá rẻ so với những bài học mà mình thu nhận được. Cùng là dân kinh doanh, tôi và Thanh thường xuyên phải đi công tác ở các tỉnh phía Nam. Chúng tôi vẫn thường xuyên đi cùng để hỗ trợ nhau trong công việc. Một lần trong chuyến đi có tôi, Thanh và một cô trợ lý của tôi. Khi về tới sân bay Nội Bài, tôi có việc đột xuất phải đi Thái Nguyên gấp. Thanh và cô trợ lý phải thuê taxi về Hà Nội. Mấy hôm sau về đến công ty, cô trợ lý đưa giấy tờ thanh toán tiền và dò hỏi về Thanh một cách rất tò mò. Hóa ra nguyên nhân của sự tò mò đó là khi từ sân bay về Hà Nội, thật tình cờ là nhà cả 2 người đều nằm trên một tuyến phố. Theo tuyến đường thì sẽ đến nhà của cô trợ lý trước rồi mới đến nhà của Thanh. Điều này có nghĩa là Thanh sẽ xuống xe sau và theo “thông lệ”, đàn ông phải thanh toán tiền taxi. Nhưng thật bất ngờ, khi mới đến đầu phố, Thanh bỗng ôm bụng quằn quại đòi xe chở vào một bệnh viện gần đó. Xe dừng, cô trợ lý sốt sắng xuống theo định đưa anh vào trong bệnh viện thì Thanh gạt đi rồi một tay ôm bụng, một tay kéo vali đi phăm phăm vào bệnh viện. Cô trợ lý thấy không yên tâm, cô liền thanh toán tiền taxi rồi định bụng đứng chờ một lát ở ngoài cổng bệnh viện. Nhưng nghĩ lại, cô cho rằng có thể Thanh vào đó giải quyết chuyện tế nhị, cô mỉm cười rồi bước bộ về nhà. Nhà của cô ở ngay con ngõ bên kia đường. Khi đến trước cửa nhà, nhìn ra ngoài, cô trợ lý sửng sốt khi thấy Thanh đã có mặt ở phía bên kia đường. Anh vẫy một chiếc xe taxi rồi nhanh gọn bước lên xe như chưa hề bị đau bụng. Cô trợ lý của tôi vừa kể vừa tủm tỉm cười. Cô ta còn nửa đùa nửa thật với tôi rằng, chơi với Thanh thì sẽ lây tính của bạn. Rằng “muốn biết anh là ai, hãy nhìn vào bạn của anh”. Nếu tôi đi gặp đối tác cùng Thanh, người ta sẽ nhìn vào Thanh để đánh giá tôi, như vậy sẽ thiệt thòi cho tôi lắm. Quả thật những lời nói nhẹ nhàng của cô trợ lý đã làm tôi giật mình. Từ đó, tôi rất hạn chế đi chung với Thanh. Bẵng đi một thời gian, tôi nhận được tin Thanh đã chuyển hẳn vào công tác tại TP HCM. Công việc của anh ta cũng có những bước tiến triển vượt bậc. Nghe nói công ty anh đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Thanh là người chặt chẽ và tính toán rất giỏi, tôi thầm chúc mừng cho Thanh và hỏi bạn xem có tìm được việc để cho Nam làm. Thanh chỉ ậm ừ nói sẽ chú tâm tới việc này. Vài năm trôi qua, tôi không gặp Thanh và cũng ít khi gặp Nam. Thỉnh thoảng gọi điện cho Nam thì biết anh ta vẫn phải làm xe ôm mà không xin được việc. Tháng trước, Hà Nội có trận mưa rất to. Trong lúc bão bùng đó tôi nhận được điện của Thanh nói rằng đang ở sân bay Nội Bài, anh ta nói rằng lâu lắm không gặp nhau, chỉ ở Hà Nội có một hôm nên rất muốn gặp mặt, ở gần đó có quán nhậu ngon lắm nên rủ tôi đến đón rồi cùng đi hàn huyên. Tôi đoán ngay ra ý đồ của Thanh. Cái tính keo kiệt của Thanh vẫn thế, chắc anh ta không muốn tiếc tiền taxi nên mới rủ tôi đi nhậu, nhưng thực chất là nhờ tôi ra sân bay đón hắn về. Tôi lập tức thoái thác với lý do bận công việc. Không ngờ sự thoái thác của tôi lại đẩy sự rủi ro đến cho Nam. Không rủ được tôi, Thanh đành xoay sang Nam. Chẳng hiểu do quá quý bạn hay cái tâm lý của người nghèo thấy bạn giàu có mà nể nang, Nam đội mưa gió phóng xe máy từ Mai Động sang tận Nội Bài đón bạn. Vợ Nam hết sức can ngăn, nhưng anh vẫn khăng khăng một mực muốn được gặp bạn. Nam đã chỉ vào mặt Vân mà nói rằng: “Giàu vì bạn, sang vì vợ”, muốn mở mặt với đời thì chỉ có thể nhờ cậy vào bạn mà thôi. Tôi có sang được hay không chính là do sự hành xử của cô đấy”. Nói rồi Nam mặc áo mưa, lấy xe máy phóng vào đêm tối. Nam gặp được Thanh, 2 người vào quán ngồi chưa ấm chỗ thì Thanh lấy cớ có việc đột xuất nhờ Nam chở về phía bên kia cầu Thăng Long. Nam vui vẻ đồng ý. Đưa Thanh về đến nhà người họ hàng xong, trên đường về nhà Nam bị ngã xe, đầu đập xuống đất vỡ tan cả chiếc mũ bảo hiểm. Nam bị chấn thương sọ não và bất tỉnh. Người dân ở đó đã đưa Nam đi cấp cứu và gọi điện báo tin cho vợ Nam biết. Vân gọi điện ngay cho tôi và tôi đã có mặt tại bệnh viện ngay đêm đó. Khi thấy tôi xuất hiện, Vân níu chặt lấy tay tôi mà khóc, mà kể lể: “Em đã can ngăn anh ấy hết lời, nhưng anh ấy không chịu nghe em. Cái thân anh ấy không lo, nhưng còn vợ còn con nữa. Bây giờ chúng em biết bấu víu vào đâu”. Nhìn cảnh đau lòng đó, tôi đổ dồn sự bực tức cho Thanh. Có lẽ giờ này anh ta vẫn chưa biết chuyện. Tôi gọi điện cho Thanh: “Tại sao ông không đi taxi mà còn bắt Nam nó đến đón trong khi trời mưa gió như thế?”. Thanh lúng túng: “Thì Nam nó cũng nhiệt tình, anh em muốn gặp mặt nhau một chút”. “Thôi đi!” - Tôi bực tức - “Ông lại tiếc tiền đi taxi thì nhận đi”. Thanh nói: “Thú thật với ông, tôi đợt này làm ăn thua lỗ. Bất động sản đóng băng, không có tiền trả lãi ngân hàng nên tôi cũng hết cả tiền”. “Hết tiền thì đi ôtô khách ấy, đi máy bay làm gì cho tốn kém, lại phải bắt thằng Nam nó đi đón. Ông mà có bán rẻ một nửa số nhà đất của ông đi để trả nợ thì ông cũng còn giàu có gấp nhiều lần chúng tôi. Ông đến bệnh viện ngay đi,Nam nó đón ông về bị tai nạn bất tỉnh rồi. Liệu mà đến lo liệu cho nó”. Suốt đêm hôm đó, Thanh không đến. Đến tối hôm sau tôi vào thăm Nam thì được Vân cho biết là Thanh đã đến thăm nom bạn được 15 phút. Hắn ta đưa cho Vân một phong bì khá dày dặn. Nhưng khi hắn về rồi Vân mở ra, bên trong chỉ có 100 nghìn đồng toàn tờ mệnh giá 10 nghìn. Tôi đau đớn thốt lên: “Nam ơi là Nam. Bạn bè trong cơn hoạn nạn thế này đây. Thế mà Nam nặng tình với loại bạn lợi dụng nhau kiểu bủn xỉn thế này làm gì?”. Nam đã tỉnh lại sau ca mổ, anh không nói gì. Nơi khóe mắt anh ứa ra giọt nước mắt. Tôi hối hận vô cùng. Đã biết trước tính tình của Thanh như thế, nếu không đi đón Thanh, tôi cũng phải dặnNam một lời để anh bạn này đừng bị Thanh lợi dụng. Những người tốt thường gặp nhiều điều không may.Nam tốt tính quá, mà cái gì quá cũng trở nên không tốt. Anh tốt đến mức không nhận ra bạn đối xử tệ với mình. Các cụ dạy rằng “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Đem lòng tốt ra đối đãi với cái xấu thì khác gì tạo điều kiện cho cái tính xấu của người ta được đà phát triển. Chắc bài học muộn mằn nàyNam đã nhận ra, nhưng có điều cái giá mà anh phải trả quá đắt Nguồn Báo CAND.COM của tác giả Phi Trường
Re: Lòng tốt đặt không đúng chỗ và người bạn có tính keo kiệ có thằng bạn như thế này đúng là đen đủi
Re: Lòng tốt đặt không đúng chỗ và người bạn có tính keo kiệ có cơ hội là phải chơi lại những thằng này nhiệt tình,các bác thử đi,cảm giác thật là yomost
Re: Lòng tốt đặt không đúng chỗ và người bạn có tính keo kiệ buồn cho một người tốt..................... xã hội này giờ là như thế
Re: Lòng tốt đặt không đúng chỗ và người bạn có tính keo kiệ CHÀO BẠN, RẤT CẢM ƠN BẠN ĐÃ QUAN TÂM VÀ POST BÀI XÂY DỰNG BOX TIN TỨC. 1 CHÚT CHÚ Ý CHIA SẺ VỚI BẠN. 1- TIÊU ĐB BÀI VIẾT BẠN PHẢI VIẾT HOA 2- BÀI VIẾT CỦA BẠN ĐỪNG ĐỂ NHIỀU MẦU K NÊN 1 BÀI VIẾT ĐỂ 2-3 MẦU BẠN Ạ LÒE LOẸT QUÁ, CHỈ 1 MẦU THÔI, THÂN
Hắn ta đưa cho Vân một phong bì khá dày dặn. Nhưng khi hắn về rồi Vân mở ra, bên trong chỉ có 100 nghìn đồng toàn tờ mệnh giá 10 nghìn.
Đem lòng tốt ra đối đãi với cái xấu thì khác gì tạo điều kiện cho cái tính xấu của người ta được đà phát triển. Đây là một câu châm ngôn! Mọi người hãy theo đó mà học hỏi nhé<br /><br />-- 02 Tháng 8 2012, 11:41 --<br /><br /> Nghệ thuật sống mà
Re: Lòng tốt đặt không đúng chỗ và người bạn có tính keo kiệ NÀY ÔNG PETE GIANG.ĂN NÓI CHO ĐÀNG HOÀNG.PHÂN BIỆT DÂN NỌ VỚI DÂN KIA HẢ.Ở ĐÂU CHẢ CÓ NGƯỜI TỐT NGƯỜI XẤU.ÔNG NÊN ĐỌC BÀI VIẾT 1 SV ĐẠI HỌC HN LẬP HỘI CHỬI DÂN THANH HÓA CUỐI CÙNG BỊ ĐUỔI HỌC VÀ BỊ GIANG HỒ TÌM XỬ.TÔI CHỈ GÓP Ý CHO ÔNG THÔI.LÀM MOD THÌ PHẢI CẨN THẬN LỜI ĂN TIẾNG NÓI NHÉ.
Thanh Hóa nổi tiếng sống bẩn nhưng theo mình nghĩ thì chắc còn phải học hỏi thằng trong bài này nhiều .... Thẳng 1 câu bạn bè thế này chơi làm j` cho đau đầu
Re: Lòng tốt đặt không đúng chỗ và người bạn có tính keo kiệ chả có ai phân biệt dân tộc đâu, có sao thì họ mới nói vậy, hoặc là họ chỉ mới tiếp xúc với những người như thế nên mới nói ra,