“Chồng mất sớm. Đứa con gái tật nguyền vừa lớn lên bị người ta hại cho mang bầu. Nghĩ đời cũng có nhiều cái trớ trêu…” - bà Trịnh Thị Nhự (67 tuổi - Cao Khánh, Yên Lâm, Yên Định, Thanh Hóa). Một chiếc nón di động bên hồ Về làng Cao Khánh hỏi bà Nhự ai cũng biết, họ bảo chính là cái bà còng suốt ngày lom khom bên hồ xúc tôm, xúc tép mang đi đổi gạo nuôi con gái tật nguyền và đứa cháu ngoại không bố. Ngồi trên chiếc giường thay cho cái ổ rơm mà 5 năm trước có một nhà hảo tâm đã tặng, bà Nhự kể: “Tôi theo chồng về đây sinh sống. Vợ chồng tôi tự lập vì hai gia đình đều cùng cảnh bần hàn như nhau. Gắng làm mấy vẫn không đủ ăn, rồi đòng - (đùng - PV) cái, chồng tôi bị bệnh. Vay mượn tung toé để chữa bệnh nhưng chồng tôi vẫn mất để lại cho tôi và đứa con tật nguyền một khoản nợ. Bà Nhự và con gái tật nguyền Con Phương tật nguyền bẩm sinh chỉ biết nằm một chỗ. Bố cháu mất, khó khăn nhân lên gấp bội”. Từ 5h sáng, bà Nhự đã ở dưới hồ. Đến 6h chiều, thì lên bờ cầm tép đi đổi gạo về nấu cháo cho con. Cuộc sống cứ thế. Hai mẹ con thủng thẳng nuôi nhau qua ngày. Vì bà Nhự bị còng nên nhấp nhô trên mặt hồ chỉ thấy được mỗi cái nón. Bà con ở đây gọi bà là “chiếc nón di động”. Bà Nhự rầu rầu: “Cái ông thần ở hồ, chắc cũng thương cho cái thân tôi, có đoạn, nhiều người bị chết đuối, bà con hàng xóm cứ doạ tôi, “liệu cái thần hồn, kẻo mà bị dìm xuống luôn đấy thì khổ, không ai nuôi đứa con tật nguyền chửa hoang cho bà đâu”. Tôi chỉ biết ngậm ngùi vì sự đay nghiến đó thôi”. Cô gái tật nguyền cùng bà còng “vượt cạn” “Người hiểu mình, người rỉa báng mình. Tôi kệ thôi. Thân còng này, vốn đã nghèo lại hèn ai thèm để ý đâu mà cần. Chuyện con gái tật nguyền của tôi có bầu là đau cho tôi rồi . Tôi cũng ân hận vì để con ở nhà một mình đi làm suốt. Hơn nữa tôi nghĩ, nó tật nguyền thì ai thèm đụng tới làm gì? Thế mà có kẻ đã làm chuyện thối nát đó để cho con bé có bầu. Khi bầu lớn tôi mới biết. Vì sự chủ quan, vì mải đi kiếm miếng ăn mà tôi đã không bảo vệ được con mình”. Tật nguyền nằm một chỗ từ nhỏ, chị Phương vẫn bị kẻ xấu hại cho có bầu Bà Nhự vừa kể, vừa cầm cái quạt nan phe phẩy khỏi muỗi cho đứa cháu ngoại ngủ. Rồi bà kể tiếp: “Ngày ấy, khi làng xóm biết con tôi có bầu, rỉa rói nhà tôi ghê lắm. Tôi không dám ra đường vì ê mặt, xấu hổ. Con gái mình đã tật nguyền, thân không lo được rồi còn chửa hoang. Nhiều lần bị xúc phạm, tôi đau đớn vô cùng, trách mình thật nhiều. Nhiều lúc tôi ức chế quá cũng la mắng con vô cớ. Nó nằm im và khóc. Rồi máu cửa mình cháu chảy ra. Lòng tôi thắt lại, ôm con đến trạm xá. Qua 9 tháng 10 ngày, đứa con tàn tật của tôi như một bản năng kì diệu của người phụ nữ, được sự giúp đỡ của chính quyền và sự cố gắng đến kiệt sức, đã cố sinh ra cháu bé trai lành lặn. Nó đây này, năm nay học hết lớp 3 rồi đấy cô. Trộm vía cháu ngoan, cô giáo nói cháu cũng sáng dạ ra phết. Tôi cũng mừng lắm. Chỉ tội nhà nghèo, không có bố, bị các bạn bắt nạt. Nhưng cháu chịu khó lắm, nhà có gì ăn đấy, có hôm có mỗi nồi ngô bung với muối cũng ngồi xúc ăn lem lẻm cô ạ. Bé Kiên Cường ngủ ngon lành trong lòng bà ngoại. Lâu lâu em giật mình và khóc lên gọi bà, gọi mẹ. Bà còng lại ầu ơ:“Con ơi con ngủ giấc tròn/Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”. Căn nhà trống tênh, ẩm vì cơn mưa vừa đi qua, muỗi vo ve, tiếng ếch ộp oạp, ễnh ương, tắc kè kêu da diết. Ánh đèn dầu lập loè, khuôn mặt bà còng hốc hác. Người phụ nữ tật nguyền nằm còng queo trên giường khóc nấc khi nghe thấy mẹ còng kể về những ngày đã qua. Chị cứ ấm ứ muốn nói điều gì đó nhưng mà không nói được. Một đàn gà nhép “Cô biết không, tôi đặt tên cho thằng cháu ngoại này là Kiên Cường. Vì tôi muốn nó kiên cường, mạnh mẽ. Mong cho nó sau này thành đạt. Chỉ ngày mai, ngày mốt là tôi lấp ló miệng đất rồi. Nó sẽ phải mạnh mẽ, nghị lực để sống, nuôi thân và nuôi người mẹ tật nguyền của nó nữa. Hôm rồi nó thì thò với tôi: “Ngoại ơi, ngoại phải sống hơn một trăm tuổi để đợi con lớn, con sẽ làm giám đốc. Con mua quần áo đẹp, mua nhiều đồ ăn ngon cho ngoại”. Cường một buổi đi học, một buổi lẽo đẽo theo tôi ra hồ. Đợt này tôi thấy tôi yếu lắm rồi, ở dưới nước lâu là bị chuột rút. Nhiều lần có nó đi theo kêu người cứu chứ không tôi chả còn đâu. Bà còng Nhự và cháu trai Kiên Cường Còn nhỏ thế mà cũng biết lo rồi đấy. Nó bảo, đi xúc tép để dành tiền mua hai con gà về nuôi. Nó nuôi được hơn năm nay, giờ thì có cả một đàn gà rồi. Đàn gà này cũng cứu nguy cho nhà tôi nhiều bữa. Mẹ nó ốm, có trứng nấu cháo. Nhà tôi được cải thiện bữa ăn nữa, chỉ cần một quả trứng kho mặn cũng xong bữa cô ạ” - bà Nhự khoe. Vệ sinh cá nhân của con gái, bà Nhự phải lo. Những ngày nắng là khổ lắm, bà đã còng, bê nước đi lại rất khó khăn. Cũng may Kiên Cường đã phụ bà được khối việc. “Thôi cũng lạy ông Giời ông thương “trời sinh voi, trời sinh cỏ” chứ biết làm sao được cô. Mong cho cái đàn gà của thằng Cường không bị dịch để nó còn có quả trứng mà ăn. Lâu lâu còn được bán lấy tiền mua thuốc thang cho mẹ nó nữa”. Nói rồi, bà cụ còng lom khom bê chậu nước bì bạch ra sân giếng. Tiếng gà kêu chiêm chiếp và tiếng suỳn suỵt đuổi gà vào chuồng của bé Kiên Cường như đang muốn nối rộng một khoảng trời.
ôi trời ạ, con xin người, nhìn như thế mà cái thằng xúc vật nào nó cũng dùng được, nhưng mà trong cái rủi cũng có cái may, h lại fai cảm ơn thằng xúc vật đó mà có đứa con đứa cháu như vậy, 1 thằng KU, mai này bà và mẹ nó có chết con có người lo hương hồn........ chuyện có thật và xem như kết thúc có hậu, ghê tởm thằng tạp ăn thôi,
ko có địa chỉ để mọi người ủng hộ giúp cho gia đình bà còng nhỉ. thương quá. trên đời nay sao lại có cái loại đàn ông khốn nạn như cái thằng đó nhỉ bệnh tạt mà cũng ko tha nữa ....
NẾU NÓI NGƯỜI ĐÀN ÔNG, CỤ THỂ LÀ BỐ CHÁU KIÊN CƯỜNG LÀ KHỐN NẠN THÌ CÁC BẠN CHỈ NHÌN Ở GÓC TRỰC DIỆN,MÀ KHÔNG NHÌN XEM, ĐẰNG SAU SỰ KHỐN NẠN ĐÁNG NỂ ẤY LÀ CẢ MỘT TRỜI ƠN HUỆ MÀ KHÔNG PHẢI NGƯỜI KHỐN NAN NÀO CŨNG LÀM ĐƯỢC.....bạn hãy nhìn sâu vào đôi mắt kẻ tật nguyền và bà lão. nhất là cháu KIÊN CƯỜNG
Có địa chỉ đấy chứ bạn: Trịnh thị Nhự - thôn Cao Kánh- xã Yên Lâm - huyện Yên Định - tỉnh Thanh Hóa. Mời các nhà hảo tâm trích ra 10₫ đánh lo giúp đỡ gia đình bà Nhự. "cứu một người phúc đẳng hà sa"