Mẹ cần lưu ý khi bọc tã cho bé

Thảo luận trong 'Mua Bán, Trao Đổi' bắt đầu bởi mehattieu, 10/12/15.

Lượt xem: 787

  1. mehattieu

    mehattieu Lính mới Ketqua04.net

    Tham gia:
    26/8/15
    Bài viết:
    12
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Copy writer
    Tã quần là một sản phẩm tiện ích đối với các bà mẹ bỉm sữa trong giai đoạn chăm sóc trẻ sơ sinh và cho con bú. Tã giấy chỉ được sử dụng một lần với những thao tác đơn giản, giúp mẹ tiết kiệm thời gian chăm chút cho bé. Có thể nói, tã giấy là một người bạn đồng hành không thể thiếu trong giai đoạn đầu của hành trình phát triển của trẻ sơ sinh.Mặc dù mang những tiện ích như vậy, tã giấy vẫn có thể gây nên những tác động không tốt đến làn da nhạy cảm của bé nếu mẹ không biết cách chăm sóc cẩn thận. Nhiều trẻ sơ sinh bị chứng hăm tã, nổi ban, mẩn ngứa, lở loét vùng bẹn và mông, viêm nhiễm bộ phận sinh dục vì không được vệ sinh hợp lý và chu đáo.

    [​IMG]


    Sau đây là những việc mẹ nên lưu ý để giữ cho bé một làn da khỏe mạnh:
    • Sử dụng tã đúng kích cỡ của trẻ, bọc tã cho trẻ sơ sinh quá chật sẽ làm tăng nguy cơ bị hăm tã và nổi ban đỏ.
    • Chọn những hãng tã có chất lượng cao, có bề mặt bông mềm mại và thấm hút các chất thải tốt.
    • Sau nhiều lần thay đổi các loại tã, nếu tìm thấy loại tã phù hợp với trẻ nhất, hãy dùng lâu bền, không nên tiếp tục thay đổi nhiều loại tã khác nữa.
    • Thay tã cho bé sau mỗi 4 tiếng. Rửa sạch vùng da bọc tã của bé và lau khô mỗi lần thay tã. Chú ý vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục của bé, các khe ở bẹn và hậu môn, tránh để nước tiểu đọng lại ở những khu vực này.
    • Sử dụng kem chống hăm tã nếu cần thiết. Nhiều sản phẩm chống hăm tã có chức năng chống hăm rất tốt mà không gây hại đến trẻ. Nếu bé có làn da nhạy cảm, bạn nên bôi kem chống hăm cho bé sau khi đã vệ sinh vùng bọc tã sạch sẽ và lau khô hoàn toàn.
    • Nếu có thể, hạn chế thời gian trẻ được bọc tã để hạn chế khả năng trẻ bị hăm tã. Đặc biệt là nếu trẻ mắc chứng hăm tã, bạn cần tuyệt đối ngưng bọc tã cho bé và để làn da bé thông thoáng suốt cả ngày.
    • Khi đi ra ngoài, hãy đảm bảo mẹ vẫn thay tã cho bé ở nơi công thay vì để bé “chịu đựng” quá lâu, chẳng hạn như phải đợi cho đến khi về nhà. Bạn hãy mang đầy đủ vật dụng vệ sinh cần thiết cho bé khi cả nhà ra ngoài vui chơi, như tã giấy mới, xà phòng cho trẻ em, tấm lót thay tã (có thể thấm nước, các loại tã cho trẻ sơ sinh
     
  2. namkhoakt

    namkhoakt Lính mới Ketqua04.net

    Tham gia:
    5/1/16
    Bài viết:
    21
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    2
    Nghề nghiệp:
    công nghệ thông tin
    Chia sẻ cùng bạn:

    2 nguyên tắc "bất di bất dịch" khi chọn lựa bỉm cho bé không bị hăm tã
    Nguyên tắc 1: Chọn đúng loại tã


    - Mẹ có thể chọn tã vải nếu muốn thân thiện với môi trường, an toàn cho da bé, hoặc tã/bỉm dùng một lần nếu muốn tiện lợi, dễ dàng sử dụng.

    - Nên chọn tã có kích thước vừa cân nặng, và phù hợp với giới tính của bé.

    Với bé gái, mẹ cần chọn loại có thiết kế độ dày tập trung vào vị trí trẻ có thể tiểu nhiều nhất; hoặc có thể chọn loại quần có đường diềm để có lót thêm tã vải vào bên trong.

    Bé trai có xu hướng ướt ở vị trí phía trước của tã. Vì thế mẹ cần chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước. Ngoài ra, do bé trai thường tiểu mỗi khi thay tã nên mẹ có thể phủ thêm một lớp tã vải mỏng khác lên bộ phận sinh dục của bé và vệ sinh tã ngay khi phát hiện đã bị ướt.

    Bên cạnh đó, tã/bỉm quá chật có thể khiến bé khó chịu, tăng nguy cơ hăm tã, viêm nhiễm. Trong khi mặc tã/bỉm quá rộng dễ bị xô lệch, rò rỉ nước tiểu, phân ra ngoài.

    - Thông thường, tã/bỉm có 3 lớp chính, đặc biệt lớp trong cùng tiếp xúc trực tiếp với bề mặt da của trẻ cần có chất liệu không độc hại, mềm mại, không chứa plastic và polyester.

    [​IMG]

    Bé chơi ngoan cả ngày mà không lo hăm tã

    Nguyên tắc 2: Đảm bảo tã lót bạn chọn phù hợp với trẻ

    - Một chiếc tã tốt sẽ giúp giữ ẩm cho da, bảo vệ da chống lại kích ứng, phát ban, mẩn ngứa.

    - Với trẻ chưa rụng rốn, tã/bỉm cần để hở vùng rốn để khu vực này khô ráo, không bị chà xát.

    - Nếu tã bị rò rỉ nước tiểu quá thường xuyên, có nghĩa loại tã này không có độ thấm hút chuẩn. Mẹ nên thay loại khác cho bé.

    - Nếu bé bị hăm, bạn hãy ngừng sử dụng một thời gian, điều trị khỏi hăm rồi mới dùng tã/bỉm lại và thay loại khác cho phù hợp hơn.

    Để điều trị hăm tã hiệu quả tại nhà, các mẹ dùng 1 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng pha với 1 lít nước ấm để lau rửa vùng da bị hăm cho bé hàng ngày.

    Với chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, Bột tắm trẻ em Nhân Hưng không gây kích ứng cho da bé, vì vậy các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

    Bên cạnh nguyên tắc chọn tã/bỉm, để ngăn ngừa hăm tã cho bé mẹ nên ghi nhớ những điều sau đây:

    - Trẻ mới sinh cần 7-8 tã/ngày, trẻ vài tuần tuổi cần thay 5-6 tã/ngày

    - Thay tã thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiểu. Rửa sạch khu vực này nhẹ nhàng, tránh chà xát do da bé rất mỏng

    - Đảm bảo bộ phận sinh dục của bé sạch sẽ và khô ráo trước khi thay một tã mới

    - Không nên sử dụng tã/bỉm thường xuyên, để mông bé thông thoáng một chút trước khi đóng bỉm khác.

    - Nếu sử dụng tã lót vải, hãy giặt chúng bằng loại xà phòng không thơm, chứa chất tẩy rửa nhẹ nhàng

    - Luôn rửa tay sạch sẽ trước và sau khi thay tã để ngăn ngừa lây lan vi trùng

    - Không nên quấn tã/bỉm quá chặt hoặc quá lỏng

    Chỉ cần mẹ thực hiện theo đúng những nguyên tắc trên, chắc chắn bé sẽ thoải mái cả ngày với tã/bỉm mẹ chọn. Chúc các mẹ thành công nhé!
    Nguồn: https://bottamnhanhung.vn/me-nen-chon-bim-the-nao-de-be-yeu-khong-bi-ham-ta
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/10/21
  3. nguyenyenht

    nguyenyenht Lính mới Ketqua04.net

    Tham gia:
    29/8/18
    Bài viết:
    10
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Điêu khắc
    Theo kinh nghiệm của mình nếu trẻ nào hay bị hăm thì mẹ nên dùng tã gián thay vì tã quần. Tã gián thoáng hơn rất nhiều, Hì đó là kinh nghiệm của mình thôi nhé.
     

Cộng đồng Ketqua1.net