Cuộc sống của người Hà Nội trong 2 tuần ngập lụt

Thảo luận trong 'Tin trong nước' bắt đầu bởi seiko, 2/8/18.

Lượt xem: 924

  1. seiko

    seiko Lính mới Ketqua04.net

    Tham gia:
    24/4/18
    Bài viết:
    2
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hơn 10 ngày sống chung với nước dâng cao ngập mái nhà, cuộc sống của người dân các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai (Hà Nội) đảo lộn. Trẻ em phải leo mái nhà, lội nước đến trường.

    N

    gày thứ 12, nước vẫn nhấn chìm nhiều căn nhà ở Bùi Xá (Xuân Mai), Tân Tiến, Nam Phương Tiến (Chương Mỹ), Cấn Hữu (Quốc Oai)… Mùng 1/8, trẻ em bắt đầu trở lại trường học. Và chúng phải đi bằng cano.


    Leo mái nhà tìm lối đến trường
    Sau 2 tháng nghỉ hè, Nguyễn Thị Thúy (học sinh lớp 8, trường THCS Cấn Hữu) vui mừng khi lại được đến trường. Buổi tối hôm trước, em cẩn thận chuẩn bị một bộ quần áo ngắn, một bộ quần áo đồng phục và đôi dép quai hậu được gấp cẩn thận trong túi bóng cùng sách vở. Bộ quần áo em sẽ mặc để di chuyển từ nhà đến cano, sau khi cập bến, em sẽ thay bộ quần áo đồng phục để đến trường.



    Buổi sáng, Thúy cùng mấy người bạn leo từ mái nhà mình sang mái nhà hàng xóm - ngôi nhà ít bị ngập để đến được chỗ nông hơn, đỡ bị ướt quần áo. Hai mái nhà san sát, chỉ có một khoảng hở nhỏ nên những đứa trẻ vô tư đi lại. Sau đó, các em phải lội bộ một đoạn để đến cano. Trong khi đó, bố của Thúy - anh Nguyễn Văn Cường vác xe đạp của cô bé lên vai, lội qua vũng nước sâu để gửi xe cho con lên bờ.

    Chiếc cano đón những đứa trẻ đang háo hức chuẩn bị cho năm học mới. Một vài đứa nhỏ ngồi đợi trên bờ tường để người lớn bế bổng vào cano, đứa khác được mẹ cõng trên lưng đứng đợi thuyền.






    Ngồi trên chiếc cano chở khoảng 30 người lên bờ, phóng viên hỏi Thúy:

    - Mưa ngập cả chục ngày em cảm thấy thế nào?

    - Em thích lắm vì cuối ngày được bố mẹ cho đi tắm ngoài sông, như đi tắm biển vậy.

    Bơi lội, vui đùa với ôtô giữa đường
    “Bãi biển” mà Thúy nhắc đến là con đường 421B thuộc xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, tuyến đường huyết mạch nối thị trấn với một số xã của huyện bị ngập sâu, chỗ sâu nhất lên đến 70 cm.

    Với người này là nỗi khổ nhưng với người khác lại là niềm vui. Khoảng 500 m đoạn đường này được người dân Cấn Hữu và mấy xã lân cận đến tắm mát bất kể trời mưa nắng. Hai tuần qua, thủ đô dịu mát, tỉnh lộ 421B đã trở thành "công viên nước" đối với thanh niên, thậm chí là các gia đình trong làng.

    Khang Duy, một thanh niên ở thị trấn Quốc Oai cho biết quanh đây không có chỗ bơi, ao hồ rất hiếm. Muốn bơi vào ngày hè nóng nực phải đi khá xa, sang làng khác mới có chỗ giải nhiệt.


    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nước ngập sâu, đường 421B thành "bãi biển". Khi nước rút, chỉ ngập chừng 30-40 cm, phương tiện vẫn cố gắng di chuyển qua bởi nếu đi vòng lối khác sẽ rất xa. Trong khi ôtô, xe máy lưu thông, những con sóng đánh về hai bên rìa đường, nhóm thanh niên thích thú bơi lội, nhảy nhót, đùa giỡn ngay đầu xe. "Trời ơi, thích quá. Thế này cần gì phải đi biển".

    Có những khi đầu xe chỉ còn cách người vài mét họ mới "bơi" sang một bên nhường đường. Tài xế đang tập trung trước vô lăng cũng lắc đầu phì cười.

    Một hàng rào cùng biển cảnh báo độ ngập nước được dựng lên vài ngày sau khi tình trạng ngập lụt diễn ra, cấm các phương tiện lưu thông. Để đi đến Đông Yên (Quốc Oai) hay Xuân Mai (Chương Mỹ), các xe đành phải quay đầu đi vòng thêm quãng đường dài gấp 3 bình thường.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Không phải sống trong cảnh thấp thỏm đợi chờ nước dâng, người dân của làng Bùi Xá (Xuân Mai), Tân Tiến, Nam Phương Tiến (Chương Mỹ), Cấn Hữu (Quốc Oai)... hơn chục ngày nay đã phải sống chung với lũ.

    Nước bắt đầu dâng cao từ 4-5h sáng 21/7. Đến trưa nước ngập 1 m, nơi sâu nhất là 1,5 m, cao hơn 30 cm so với đợt tháng 10/2017. Nửa đêm hôm đó, hàng trăm người dân cùng bộ đội hối hả di chuyển tài sản, vật nuôi đến khu vực cao hơn.

    [​IMG]
    Nhiều khu bị cắt điện hoàn toàn, mọi sinh hoạt đảo lộn, bữa cơm đôi khi chỉ là bát mì tôm úp vội, nhiều người phải qua nhà người quen ở nhờ. Vợ chồng bà Bùi Thị Ngờ (Bùi Xá, Xuân Mai) vẫn quyết tâm bám trụ trên thuyền neo đậu gần nhà. Hai vợ chồng sinh hoạt trên chiếc thuyền chòng chành giữa biển nước.

    “Có biến gì còn dễ dàng ứng phó. Dù gì đây cũng là nơi tôi ở cả đời rồi, không bỏ ra ngoài được. Chỉ lo có con rắn con rết cắn thôi”. Bữa cơm tối dưới ánh đèn lờ nhờ gần hết điện, tiếng mái chèo khua nước của mấy chiếc thuyền lướt qua, tiếng ếch nhái kêu vang sau một “bữa ăn” no nê.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trắng đêm khi lũ về
    Cách “bãi biển” bất đắc dĩ 15 km về phía nam, tại đoạn đê chạy qua xã Thanh Bình (Chương Mỹ), khoảng chục người đàn ông thỉnh thoảng lại ngó xuống lòng sông áng chừng mực nước.

    “Rút khoảng 30 cm rồi”, “Chắc mấy hôm nữa là rút thôi nhỉ?”, “Tôi nghĩ chắc phải một tuần nữa”. Những tiếng trao đổi nhỏ to bên hàng rào bao cát được 300 cán bộ, chiến sĩ cùng 400 người dân xã huy động đắp đê, ngăn không cho nước tràn qua vào ngày 30/7.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mỗi ngày 2-3 lượt dắt chiếc xe đạp lên dốc đê, ông Đỗ Kế Duệ (67 tuổi) vẫn chưa hết thẫn thờ khi trước mặt là cả biển nước mênh mông: “6 sào ruộng nhà tôi ở đằng kia kìa, chìm hết rồi, năm nay mất mùa rồi”. Nói rồi ông nhẩm tính: “10 con lợn con sang tháng là xuất chuồng được, tính ra cũng được 1 triệu một con, trừ chi phí đi còn 600.000-700.000 đồng, chỉ mong nước rút nhanh, nhà còn nguyên vẹn là được rồi”.

    Ông bảo mấy đêm nay ông không ngủ được, thỉnh thoảng thức giấc lại ra ngoài đê ngó nghiêng: “Nhà tôi ở đoạn trũng nhất, nếu nước tràn đê sẽ ngập đầu tiên. Tôi với bà nó luôn trong tình trạng sẵn sàng chạy lũ, cả đời làm được bao nhiêu, để ở cái nhà ấy cả”.

    Phía xa, vài người từ nơi khác cũng tò mò đến xem mực nước sông.

    Bao giờ nước rút?
    Hơn 100 hộ dân làng Bùi Xá, Xuân Mai (Hà Nội) nhiều ngày qua bị đảo lộn cuộc sống. Đây không phải là lần đầu tiên họ phải rời bỏ nhà cửa đi ở nhờ họ hàng, bạn bè. Cứ mỗi mùa mưa lũ, người lớn, trẻ nhỏ đều phải chịu cảnh khổ sở. Có nhiều gia đình không thể đi làm, mưu sinh, đời sống hết sức khó khăn.

    Nước dâng cao khiến ngoại thành Hà Nội liên tiếp xảy ra sự cố đê điều như sạt lở chân đê bối hữu Bùi (ngày 21/7), 3 sự cố rò rỉ qua mang cống đê hữu Bùi; 1 sự cố sụt mang cống thuộc trạm bơm Trại Nứa, đê bao hữu sông Tích; tràn 3 đoạn đê bối hữu sông Tích và 1 đoạn đê bao tả Tích; 2 sự cố rò rỉ mang cống thuộc trạm bơm Đốc Tín, đê hữu Đáy và trạm bơm Đức Môn (ngày 22/7).

    Ngày 23/7, hai sự cố rò rỉ qua mang cống đê bối xã Đồng Tiến. Đến ngày 26/7, sự cố bục thân cống đê bao hữu sông Tích tiếp tục xảy ra.
     
  2. fofana

    fofana Lính mới Ketqua04.net

    Tham gia:
    24/4/18
    Bài viết:
    2
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    vấn đề ngập lụt không biết đến khi nào mới cải thiện được, tệ quá tệ, mùa mưa năm nào cũng thế. Xem thêm tin tại trang báo online việt nam
     
  3. rodrigo

    rodrigo Lính mới Ketqua04.net

    Tham gia:
    24/4/18
    Bài viết:
    2
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    người dân riết rồi họ cũng quen, coi như là sống chung với lũ vậy, chỉ tội cho con nít, nguy hiểm mà dễ mắc bệnh nữa
     
  4. camtuyenpy

    camtuyenpy Lính mới Ketqua04.net

    Tham gia:
    10/9/18
    Bài viết:
    29
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Nghề nghiệp:
    lang thang như cơn gió
    thủ đô đã bị thất thủ
     
  5. vitaminb5pro

    vitaminb5pro Lính mới Ketqua04.net

    Tham gia:
    25/3/19
    Bài viết:
    5
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hai ông hàng xóm nói chuyện với
    nhau:
    "Sinh nhật ông là ngày nào?"
    - Ông hỏi để làm gì?
    -Để tôi mua tặng ông cái rèm cửa sổ,
    chiều nào tôi cũng thấy vợ chồng ông
    không quần áo rượt đuổi khắp nhà
    -Thế sn ông là ngày nào
    -Ông hỏi vậy là sao?
    - Để tôi mua cho ông cái ống nhòm coi
    rõ đó là vợ tôi hay
     
  6. chi1lan

    chi1lan Lính mới Ketqua04.net

    Tham gia:
    13/4/19
    Bài viết:
    5
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    ở thành phố lớn giờ mùa mưa có sung sướng gì đâu, lụt phát là khóc
     

Cộng đồng Ketqua1.net